HỢP ĐỒNG THÀNH LẬP CÔNG TY GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
Hợp đồng thành lập công ty là gì?
Hợp đồng công ty là hợp đồng được kí kết giữa những thành viên trước khi công ty được thành lập, nhằm thỏa thuận, xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan tới quá trình thành lập một tổ chức kinh tế.
Hợp đồng thành lập công ty gồm những điều khoản nào?
- Loại hình và tên gọi công ty
Vì hợp đồng thành lập công ty được kí kết giữa các thành viên trong việc thành lập công ty nên việc hợp đồng này chỉ áp dụng cho công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty tnhh 2 thành viên trở lên. Tên gọi của công ty là 1 điều khoản được thống nhất giữa các bên với nhau.
- Ngành nghề đăng kí kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là một điều khoản được thống nhất trong hợp đồng thành lập doanh nghiệp. Dựa vào khả năng cũng như nguyện vọng mà các bên trong hợp đồng sẽ thống nhất ngành nghề đăng kí kinh doanh.
- Về góp vốn
Đây là một mục quan trọng trong hợp đồng thành lập doanh nghiệp. Tại đây sẽ đề cập chi tiết số vốn góp vào công ty của từng thành viên, loại tài sản dùng để góp vốn, thời điểm góp vốn hoặc lộ trình góp vốn đối với những nhà đầu tư góp vốn nhiều lần.
- Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Các thành viên cần thống nhất trong về cơ cấu tổ chức, chức vụ trong doanh nghiệp sắp thành lập.
- Về hoạt động phục vụ việc thành lập và kinh doanh của công ty
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, công ty cần phải kí một số hợp đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh: thuê trụ sở, xây dựng cơ sở hạ tầng,… hợp đồng sẽ quy định rõ những trách nhiệm của các thành viên kí kết.
- Về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Trong thực tế, có những nhà đầu tư kí kết nhưng không tham gia chịu trách nhiệm về việc thành lập doanh nghiệp, đăng kí tham gia góp vốn nhưng không tiến hàng góp vốn theo đúng quy đinh. Cho nên cần có những điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại để tránh rủi ro cho đôi bên.
- Về giải quyết tranh chấp
Khi phát sinh tranh chấp sẽ có những điều khoản đã được kí kết để giải quyết tranh chấp hiệu quả, linh hoạt, công bằng để đảm bảo duy trì được mối liên hệ giữa các bên.
Có thể bạn muốn xem thêm: Những điều kiện thành lập công ty luật
Liên hệ tư vấn:
Nhận xét
Đăng nhận xét